PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU TRƯỜNG THCS VẠN PHONG Số: 12 / KH-THCSVPh | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Diễn Vạn, ngày 10 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCHCHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS VẠN PHONGGIAI ĐOẠN 2020- 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 |
| |
Trường THCS Vạn Phong được thành lập theo Quyết định số 1313/QĐ- UBND ngày 14/8/2009 của Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng phấn đấu trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của học sinh hai xã: Diễn Vạn và xã Diễn Phong. Với truyền thống hiếu học của nhân dân 2 xã Diễn vạn và Diễn Phong với lòng tâm huyết của tập thể cán bộ giáo viên, sự chăm ngoan, hiếu học của học trò 2 điểm trường, trải qua hơn 10 năm phấn đấu và trưởng thành số lượng học sinh và giáo viên chất lượng ngày càng tăng, chất lượng học tập được giữ vững, chất lượng mũi nhọn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiều em đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Đội ngũ thầy cô giáo được chuẩn hoá. Tháng 8 năm 2019 Nhà trường được UBND tỉnh Nghệ An công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; được Sở GD nghệ An công nhận đạt KĐCL cấp độ 2; Là trường THCS Đầu tiên ở Diễn Châu nói riêng, Nghệ An nói chung cùng lúc làm kiểm định chất lượng và xây dựng chuẩn quốc gia theo TT 18/2018/BGD&ĐT
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2020-2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của BCHTW Đảng, về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Cùng các trường THCS trong huyện Diễn Châu xây dựng ngành giáo dục Diễn Châu phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh nhà nói riêng, của đất nước nói chung, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH - Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;
- Căn cứ Thông tư 18/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành quy định về kiểm điểm chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc Gia đối với trường THCS, Trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Môi trường bên trong: a. Điểm mạnh. *Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viênTổng số CBGVCNV: 49 người, trong đó: Quản lý: 03 . Trình độ: ĐH: 3/3 = 100%
- Giáo viên: 42 (Nữ: 21; nam: 21). Trình độ: ĐH: 41/42 = 98%; Phục vụ: 04 (Nữ: 3). Trình độ: ĐH:2/4; Biên chế nhà nước: 49 . Hợp đồng: 0.
- CBGV là Đảng viên: 36; Đoàn viên: 15.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đủ về số lượng, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhiều người có trình độ chuyên môn giỏi và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường; tích cực cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công tác.
* Chất lượng học sinh: Năm học 2018 – 2019: Nhà trường đã có những biện pháp tích cực để duy trì sĩ số học sinh theo kế hoạch đề ra, duy trì 20 lớp với 706 học sinh.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm Hạnh kiểm Tốt: đạt 83.97%
Hạnh kiểm Khá: đạt 14.77%
Hạnh kiểm TB : đạt 0.56%
Toàn trường không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội
Xếp loại học lực+ Loại giỏi: đạt 8,3 %
+ Loại Khá đạt 46,84 %
+ Loại TB: đạt 42,76%
+ Yếu: 1,27%
Kết quả nhà trường: - Nhà trường được UBND huyện Diễn Châu tặng giấy khen
- Công đoàn nhà trường đạt danh hiệu: Công đoàn vững mạnh.
- Chi đoàn thanh niên đạt Chi đoàn vững mạnh.
- Liên đội thiếu niên: Xếp loại Xuất sắc cấp huyện
- Học sinh giỏi cấp huyện: 48 em (Khối 9 đạt 18 em; Khối 6,7,8 đạt 30 em)
- Sản phẩm STKHKT cấp huyện: 2 giải (1 giải nhì; 1 giải ba)
- Thi tin học trẻ cấp huyện: 1 em đạt
- Kết quả tuyển sinh vào THPT công lập: Đạt 99/150 = 66 %
- Tốt nghiệp lớp 9 đạt 99,37%
- Lên lớp thẳng: 96.64 %; + Học sinh bỏ học: 3 em
- Chiến sĩ thi đua cấp huyện: 8 người
- UBND Huyện tặng giấy khen: 2 người
- GVCN giỏi cấp huyện: 4 người
- GV đạt Lao động tiên tiến: 48/49 đạt 98%
- SKKN cấp huyện: 10 người
Về cơ sở vật chất;
Trường có 21 phòng học cao tầng ở hai điểm trường, 1 phòng truyền thống, 2 phòng thư viện, 2 phòng đọc học sinh, 2 phòng đọc giáo viên, 2 phòng y tế, 1 phòng công đoàn, 2 phòng đựng thiết bị dùng chung, 2 phòng máy vi tính, 1 phòng học tiếng anh, 2 phòng họp tổ bộ môn, 2 phòng thực hành hóa – sinh, 2 phòng thực hành lý – công nghệ, 1 phòng Công đoàn. Sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh đầy đủ đảm bảo các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia
b. Hạn chế:* Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:- Điều kiện về nguồn lực chưa thật đảm bảo cho mọi hoạt động nhất là hoạt động chuyên môn.
- Đánh giá giáo viên nhiều khi còn mang tính động viên khuyến khích, chưa thật kiên quyết trong công tác phê bình.
- Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên việc kiểm tra chuyên môn đối với bộ môn này còn gặp khó khăn.
* Đội ngũ CBGV, NV:- Hàng năm do có sự thay đổi thuyên chuyển nên một số ít giáo viên còn chưa quen với các nền nếp chuyên môn của trường, của tổ.
- Một số ít giáo viên do tuổi tác, việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế.
* Chất lượng học sinh:- HSG cấp huyện, tỉnh chưa nhiều, chưa có nhiều giải cao.
- Do ảnh hưởng của mặt bằng dân trí, xã hội…nên một bộ phận học sinh mải chơi, lười học phần nào ảnh hưởng đến kết quả học lực và hạnh kiểm.
* Cơ sở vật chất:
Trang thiết bị , đồ dùng dạy học của nhà trường tuy hàng năm đã được mua bổ sung tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp nên cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng cho hoạt động dạy và học một cách tốt nhất
2. Môi trường bên ngoài.2.1. Cơ hội.- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo hai địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể địa phương, với Ban Đại diện cha mẹ học sinh.
- Công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương đã và đang phát triển mạnh và có những tác động tích cực đến phong trào giáo dục.
2.2. Thách thức.- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.
- CSVC phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí, TDTT tại nhà trường còn hạn chế.
- Một số ít GV còn chậm trong vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đã và đang xuống cấp, trên địa bàn xã lại có nhiều dịch vụ trò chơi thu hút các em học sinh dẫn đến 1 số em học sinh thiếu tự chủ sa vào con đường ham chơi, lười học.
- Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nên việc chăm sóc con cái cũng hạn chế.
- Một số ít phụ huynh chưa phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con em.
3. Các vấn đề chiến lược.- Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Trước mắt tập trung bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém, phấn đấu giữ vững vị trí ở giữa của huyện về chất lượng.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV, NV cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác.
- Tiếp tục đổi mới quản lý trong đó coi trọng vấn đề chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xây dựng văn hoá nhà trường, đẩy mạnh phong trào thi đua “
Xây dựng trường thọc thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học 2019 - 2020 2. Học sinhTổng số học sinh: 754.
Khối 6: 06 lớp - 209 HS
Khối 7: 05 lớp - 178 HS
Khối 8: 05 lớp - 188 HS
Khối 9: 05 lớp - 179 HS
* Học sinh con thương - bệnh binh: 0.
* Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ: 1 em
* Học sinh con hộ nghèo: 44 em
* Học sinh con hộ cận nghèo: 70 em
* Học sinh khuyết tật học hoà nhập: 5 em.
3. Cơ sở vật chất:- Trường có 21 phòng học cao tầng ở hai điểm trường, 1 phòng truyền thống, 2 phòng thư viện, 2 phòng đọc học sinh, 2 phòng đọc giáo viên, 2 phòng y tế, 1 phòng công đoàn, 2 phòng đựng thiết bị dùng chung, 2 phòng máy vi tính, 1 phòng học tiếng anh, 2 phòng họp tổ bộ môn, 2 phòng thực hành hóa – sinh, 2 phòng thực hành lý – công nghệ, 1 phòng Công đoàn. Sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh đầy đủ đảm bảo các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia
.
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC1. Sứ mệnh Giáo dục và đào tạo học sinh phát triển toàn diện, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học nhằm ổn định và phát triển nhà trường về mọi mặt.
2. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường. Tình đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác. lòng tự trọng, tính sáng tạo, tính trung thực, khát vọng vươn lên.
IV. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC1. Mục tiêu chung Tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo. Nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%. Đến năm 2025, 100% cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo máy tính, 100% ban giám hiệu, 100% giáo viên giảng dạy có trình độ C Anh văn.
- Nhu cầu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
TT | Năm học | Số lớp | Số CBQL | Số GV | Số nhân viên | Tổng số CBGVNV |
1 | 2020-2021 | 21 | 2 | 42 | 4 | 49 |
2 | 2021- 2022 | 21 | 2 | 42 | 4 | 49 |
3 | 2022-2023 | 21 | 2 | 42 | 4 | 49 |
4 | 2023- 2024 | 22 | 2 | 42 | 4 | 49 |
5 | 2024 - 2025 | 22 | 2 | 42 | 4 | 49 |
2.2. Học sinh- Qui mô lớp học
TT | Năm học | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Tổng số lớp |
Số HS | Số lớp | Số HS | Số lớp | Số HS | Số lớp | Số HS | Số lớp |
1 | 2020-2021 | 198 | 5 | 210 | 6 | 177 | 5 | 186 | 5 | 21 |
2 | 2021- 2022 | 214 | 5 | 198 | 5 | 210 | 6 | 177 | 5 | 21 |
3 | 2022-2023 | 207 | 5 | 214 | 5 | 198 | 5 | 210 | 6 | 21 |
4 | 2023- 2024 | 262 | 6 | 207 | 6 | 214 | 5 | 198 | 5 | 22 |
5 | 2024 - 2025 | 260 | 6 | 262 | 6 | 207 | 5 | 214 | 5 | 22 |
- Quy mô: Từ 20 đến 21 lớp với khoảng 700 đến 800 học sinh.
- Chất lượng học lực:
+ Giỏi: 21%-> 22%.; Khá: 32%-> 40%; Yếu: Không quá 3%. Không có HS kém; Tốt nghiệp THCS đạt 99% -> 100%; Thi đỗ vào THPT hệ công lập đạt từ 70 % trở lên; Thi HSG: Cấp huyện có trên 35 % số học sinh tham gia dự thi, đạt giải. Cấp tỉnh có trên 10 % số học sinh tham gia dự thi đạt giải.
- Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống.
+ Hạnh kiểm khá, tốt đạt 95% trở lên, trong đó loại tốt đạt 90% trở lên. Không có học sinh xếp hạnh kiểm loại yếu.
+ Học sinh được trang bị các kĩ năng sống cơ bản, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tự nguyện.
2.3. Cơ sở vật chất - Đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia.
- Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí Xanh- Sạch - Đẹp – An toàn.
3. Phương châm hành động : Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29 của BCHTW Đảng khóa 11, “Về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng với yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tiếp tục đổi mới công tác quản lý”. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nhằm chỉ đạo nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:1. Giải pháp chung.- Tuyên truyền trong CBGV, NV, học sinh , Hội CMHS, cán bộ và nhân dân hai xã Diễn Vạn, Diễn Phong về nội dung Kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của toàn thể CBGV, NV trong trường.
- Xây dựng khối đoàn kết nhất trí cùng nhau cộng đồng trách nhiệm hoàn thành thắng lợi mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu trên.
- Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục.
2. Giải pháp cụ thể.2.1 Thể chế và chính sách.- Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân, tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy định về mọi hoạt động trong nhà trường mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.
2.2. Tổ chức bộ máy.- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công đội ngũ một cách hợp lý nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của từng CBGV, NV trong nhà trường.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các bộ phận các tổ chuyên môn trong trường.
2.3. Bồi dưỡng đội ngũ.- Xây dựng đội ngũ CBGV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, luôn hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy chế công khai trong nhà trường theo Thông tư 36/ 2017 /TT-BGDĐT ngày 28/12/2017. Phát huy vai trò của mỗi tổ chức, đoàn thể, mỗi cá nhân trong nhà trường nhằm khai thác tối đa sức mạnh của từng thành viên trong hội đồng sư phạm từ khâu xây dựng kế hoạch hoạt động đến khâu tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng; Bảo đảm thực hiện tốt các nguyên tắc thu chi tài chính, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tiếp tục thực hiện tốt việc nâng cao trình độ trên chuẩn đối với giáo viên vào tháng 5/2020- đạt 100% GV có trình độ trên chuẩn.
- Đánh giá chất lượng đội ngũ thường xuyên, chính xác trên cơ sở đó có động viên khen thưởng kịp thời những CBGV, NV có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển nhà trường.
-Tiếp tục phát huy hiệu quả việc đánh giá xếp loại giáo viên THCS theo Thông tư 20/2018/TT-BGD-ĐT về quy định chuẩn nghề nghiệp. Tiếp tục củng cố hệ thống hồ sơ minh chứng, đánh giá một cách cụ thể nhằm giúp giáo viên có thể tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp để cùng nhận thấy những mặt mạnh, mặt yếu của mình từ đó có hướng phấn đấu cho bản thân.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt trong nhà trường.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua và tạo môi trường làm việc tốt nhất để mỗi CBGV, NV đều phấn khởi, tự tin, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục.- Đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học: Phát huy hiệu quả việc sử dụng các phần mềm quản lí; tăng cường thông tin liên lạc trên trang web của trường qua hộp thư điện tử của trường, và của cá nhân CB-GVNV nhằm hạn chế thủ tục hành chính, hạn chế hội họp; sử dụng tốt các phần mềm dạy học, bảng tương tác, khai thác tài nguyên giáo dục và “Nguồn học liệu mở” trên trang mạng trường học kết nối.
-Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh; đổi mới các hoạt động giáo dục NGLL, giáo dục tập thể nhằm góp phần giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.
-Tiếp tục xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, cụ thể: phát huy dạy học theo đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh; tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh;
- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.
2.5. Cơ sở vật chất.-Đạt chuẩn 4 theo chuẩn “Trường chuẩn quốc gia”.
-Tiếp tục xây dựng cảnh quan môi trường học tập tại các lớp, khuôn viên trường đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp. Trồng và chăm sóc các chậu hoa, cây cảnh trong lớp học và trong khuôn viên trường, xử lí tốt các loại rác thải. Nâng cấp, sơn sửa dãy phòng học, phòng bộ môn; xây dựng khuôn viên tiểu cảnh, vườn hoa, vườn Sinh học…, nâng cao ý thức đội ngũ CBGV và học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh, làm sạch đẹp trường lớp.
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả phong trào xã hội hoá giáo dục nhằm huy động được nhiều nguồn lực để nâng cấp tu sửa cơ sở vật chất hiện có, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại, tài liệu, sách tham khảo để giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập.
- Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng nhà tập đa năng cho học sinh.
2.6. Kế hoạch- tài chính.- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường, tổ chuyên môn, các bộ phận.
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.
- Phối hợp với Ban đại diện CMHS, làm tốt công tác tuyên truyền vận động để tăng cường sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm.
2.7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu.- Khai thác có hiệu quả trang website của trường, cung cấp các thông tin về các hoạt động giáo dục của trường trên các phương tiện truyền thông.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội với nhà trường với đội ngũ CBGV, NV.
- Phát huy truyền thống nhà trường, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc góp phần xây dựng củng cố thương hiệu nhà trường.
VI. Đề xuất tổ chức thực hiện.1. Phổ biến Kế hoạch chiến lược.Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CBGV, NV, học sinh nhà trường, cơ quan chủ quản, Hội CMHS, cán bộ nhân dân địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược. Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch trong từng giai đoạn sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện Kế hoạch.– Giai đoạn 1: Từ năm 2020 – 2025: Xây dựng cơ sở vật chất, Nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và giữ vững trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2, đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
– Giai đoạn 2: Từ năm 2025 – 2030: Tiếp tục duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, ổn định quy mô, phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt đơn vị tập thể lao động xuất sắc. Đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.
4. Vai trò của các bên tham gia:- Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng CBGV, NV nhà trường; thành lập ban kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học, từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
+ Xây dựng kế hoạch và phê duyệt lộ trình thực hiện kế hoạch chung của toàn trường.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình có liên quan đến nhà trường, liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch chiến lược.
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn phát triển của nhà trường từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời quyết định những điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện.
- Phó Hiệu trưởng: Giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm những phần việc cụ thể theo sự phân công của Hiệu trưởng; kiểm tra, đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu của kế hoạch.
- Tổ trưởng chuyên môn:+ Xây dựng kế hoạch thực hiện của tổ theo từng năm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ.
+ Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên và của cả tổ; tìm hiểu nguyên nhân của kết quả và hạn chế từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho năm học hoặc giai đoạn tiếp theo, đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ.
+ Xây dựng các dự án phát triển của tổ góp phần thực hiện các dự án phát triển của nhà trường.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.Căn cứ Kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân theo từng năm, từng tháng, từng tuần. Báo cáo kết quả thực hiện với tổ chuyên môn, nhà trường, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.
- Học sinh của nhà trường.Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục để đáp ứng tốt các yêu cầu xã hội sau khi tốt nghiệp THCS.
- Hội cha mẹ học sinh.+ Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.
+ Hổ trợ tài chính, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.+ Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.
+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.
5. Kiến nghị với các cơ quan hữu trách.- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu:+ Phê duyệt và tạo điều kiện tốt cho nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch.
+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, giúp nhà trường về công tác tham mưu với UBND huyện để được ưu tiên về mặt tài chính, nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Đối với chính quyền địa phương và UBND huyện Diễn Châu.Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng CSVC nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
HIỆU TRƯỞNGNơi nhận:- Phòng GD & ĐT Diễn Châu;-UBND xã Diễn Vạn; Diễn Phong; - Lưu VT. Ngô Đình Trí DUYỆT CỦA PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU